CÁCH TẠO DÁNG THẾ CÂY BONSAI CƠ BẢN
Quote from ngaon906 on January 29, 2023, 7:47 pmCÁCH TẠO DÁNG THẾ CÂY BONSAI CƠ BẢN
Có rất nhiều cách để chọn loại cây phù hợp làm cây bonsai tùy vào mục đích trang trí, thông thường với những người đam mê trồng cây cảnh sẽ áp dụng việc giâm cành hoặc chiết cành nhằm vừa chọn được giống cây mình ưa thích vừa có thể tự tay chăm sóc cây khi còn non. Ngoài ra còn cần phải duy trì sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, như vậy mới tạo ra được một cây cảnh đẹp như mong muốn.
Khi ta muốn trồng một cây bonsai để trang trí chúng ta cần tìm hiểu kỹ xem như thế nào mới là cây bonsai đẹp. Bonsai mang ý nghĩa là cây trồng trong bồn, chậu hay còn có thể gọi nó là phiên bản thu nhỏ của cây cổ thụ trong tự nhiên. Cây cổ thụ trong thiên nhiên là những cây có tuổi thọ lâu năm, sống rất khỏe mạnh, chịu qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn có thể đứng vững, chính điều này khiến những cây cổ thụ nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong phong thủy. Ngày nay con người rất quan tâm đến phong thủy trong nhà nên việc chọn cây trang trí rất quan trọng, cũng vì thế mà các dáng, thế cây bonsai dần trở nên đa dạng hơn.
Xem thêm Kỹ thuật trồng mai vàng , quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia
Một cây bonsai đẹp là cây phải có sự cân đối nhất định, 3 bộ phận cấu tạo nên sự cân đối này đó chính là rễ, thân, cành. Vì là phiên bản cây cổ thụ thu nhỏ nên ngoại trừ khác nhau về kích thước thì cây phải luôn có đặc điểm của cây cổ thụ, tính thẩm mỹ của cây cần có sự can thiệp và chăm sóc của con người thì mới đạt được. Các loại cây được chọn làm cây bonsai rất đa dạng, ngoại trừ phong thủy, còn có thể chọn cây theo tính thẩm mỹ của bản thân, kể cả những cây ăn quả khi qua tay các nghệ nhân bonsai cũng sẽ được thu nhỏ.
Bộ phận nào của cây được sử dụng để uốn tỉa
Rễ cây: là phần gây ấn tượng mạnh nhất cho người xem, ở tự nhiên những cây cổ thụ lâu năm vì sự sống chúng cần phải sinh ra nhiều rễ hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng, những phần rễ già để tiếp tục hấp thụ dưỡng chất thì chúng cần phải phát triển to hơn. Ở một vài trường hợp rễ sẽ phát triển thành những hình thù kì quái, trồi lên mặt đất thể hiện sự to khỏe và sức sống dồi dào. Với cây cảnh bonsai, bộ rễ đẹp là rễ có sự lan tỏa ra xung quanh và không chồng chéo lên nhau hay mọc lung tung.
Thân cây: một thân cây đẹp là phải có kích thước giảm dần từ gốc đến ngọn, vì đã có gốc làm điểm nhấn nên thân cây phải thon gọn hơn. Tuy nhiên vì kích thước thon gọn nên có nhiệm vụ làm nét chính tạo nên dáng cây. Các thế cây phụ thuộc nhiều vào thân cây, con người thường sử dụng các phương pháp khác nhau để uốn nắn thân cây theo những đường cong đa dạng. Thân tạo nên dáng cây và vỏ làm nên thẩm mỹ của cây, có những cây có vỏ xù xì nhìn già dặn tạo nên tuổi tác của cây và làm giá trị tăng cao.
Cành cây: cành của cây góp phần tạo nên bộ tán của cây, bình thường các cành cây sẽ mọc lung tung, không theo như ý muốn nên những người chăm cây sẽ cắt tỉa cành để chúng có thể mọc theo hướng bậc thang hoặc xoắn ốc. Những cành mọc gần gốc sẽ to hơn nên thường người ta sẽ không để cành mọc phía dưới mà dồn lên phía trên để ở phía dưới dễ dàng tạo dáng thân cây
Xem thêm Cách cách chăm mai ngày tết của người Việt
Cách tạo dáng cây cảnh
Uốn bằng dây kẽm là cách sử dụng phổ biến nhất, dùng dây kẽm quấn vào bộ phận cần uốn để sửa. Chúng ta có thể uốn thân và cành. Dụng cụ cần sử dụng là dây kẽm và kéo cắt tỉa cây, dây kẽm có thể tìm mua ở các cửa hàng phụ tùng hoặc tốt nhất chúng ta nên đến cửa hàng cây cảnh. Có những loại dây kẽm được bọc bởi vải giúp cây không bị bỏng bởi ánh nắng mặt trời chiếu vào nhưng lại dễ bị nấm mốc ở những nơi nhiều mưa. Chú ý không nên dùng dây sắt vì dễ gỉ sét sẽ phản ứng với nhựa cây làm chết cây.
Với phần rễ, một vài người muốn bộ rễ trồi lên tăng thêm sự già dặn thì lúc chúng ta sang chậu mới cho cây thì dùng dây cố định cây ở trên bề mặt chậu rồi bắt đầu uốn các cành, nhánh. Chúng ta moi những rễ chính trồi lên mặt đất, cắt bỏ những rễ con không cần thiết để tập trung nuôi rễ chính. Dùng kẽm chôn một đầu vào trong gốc rồi uốn rễ lan tỏa ra xung quanh sau đó mới lấp đất lại.
Đầu tiên trước khi uốn chúng ta cần cắt tỉa hết lá trên cành và cắt đi những cành không cần thiết, gây mất thẩm mỹ. Theo thứ tự chúng ta uốn từ thân, cành lớn đến cành nhỏ, ta cắm một đầu dây kẽm vào trong đất để cố định và uốn vòng từ dưới lên trên, không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng.
Đối với thân cây: dùng loại kẽm to cắm một đầu kẽm xuống đất và quấn quanh thân với một góc 45 độ từ gốc lên ngọn.
Đối với cành nhánh: tương tự như thân cây nhưng dùng loại kẽm nhỏ hơn, tuy nhiên chúng ta cần thử độ cong của cành trước. Mỗi loại cây đều có độ dẻo giòn khác nhau, nhất là đối với những cành chúng ta có ý muốn bẻ ngược lên thì phải thật cẩn thận. Nếu muốn quấn thêm vài vòng để chắc chắn hơn thì nên quấn sát dây đã quấn trước, không nên quấn chồng lên nhau.
Xem thêm Hướng dẫn kỹ thuật uốn tạo dáng mai vàng từ nhỏ đẹp nhất
Gỡ dây quấn: lúc quấn dây kẽm tạo dáng cho cây cần sự tỉ mỉ và cẩn thận và đến lúc gỡ dây quấn cần phải chú ý hơn, nếu sơ xuất sẽ dẫn đến cây bị dây kẽm hằn lên tạo thành sẹo, làm mất thẩm mĩ cho cây. Thời gian tháo dây còn tùy thuộc vào đó là loại cây gì, độ tuổi, kích thước các bộ phận của cây. Lúc tháo chúng ta sẽ tháo bắt đầu từ ngọn rồi đến gốc, ngược lại so với lúc quấn, đối với các cành nhỏ, giòn thì tốt nhất nên cắt dây thành từng đoạn nhỏ rồi gỡ ra, không lo sẽ hư hại đến cây.
Lưu ý: không nên quấn kẽm cho cây khi cây đnag ra lá non, nên quấn kĩ nơi cành chính có 2 nhánh con để không bị tét nhánh.
4 dáng cơ bản được sử dụng uốn cây cảnh
Dáng trực
Chưa nói đến phong cách trong bonsai thì trong tự nhiên đây là dáng hầu hết các loại cây đều có, tất cả đều vươn lên trời. Cây bonsai có dáng trực sẽ đứng thẳng 90 độ so với mặt đất, tán và nhánh được tỉa gọn gàng, ngay thẳng, tư thế hiên ngang bất khuất. Trong dáng trực còn được chia ra 3 loại trực phổ biến, mỗi loại đều có ý nghĩa khác nhau.
Dáng nghiêng
Là dáng cây có góc nhỏ hơn 90 độ, khoảng tầm 70 độ, ngoài thiên nhiên cây có thế nghiêng hầu như là do tác động bên ngoài. Dáng nghiêng thể hiện sự ảnh hưởng của khí hậu, gió mưa, bão bùng,.. Nhưng cây vẫn có sức sống dẻo dai mà vươn lên. Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, với thế nghiêng của cây nhìn thấy được sự mềm mại lại duyên dáng của một thiếu nữ.
Dáng hoành
Hoành là dáng có thân cây gần như song song với mặt đất, nhìn góc nghiêng gần 180 độ của cây ta có thể thấy ngoài tự nhiên chúng có điều kiện sống khắc nghiệt hơn dáng xiên. Chịu tác động nặng nề của thiên tai nhưng không đổ gục chết đi mà vẫn đâm chồi nảy lộc vươn ra xa tìm kiếm sự sống để một ngày chúng có thể vươn lên cao một lần nữa. Thế cây mang ý nghĩa ca ngợi những người có ý chí kiên cường, đầy nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.
Dáng huyền
Cây có dáng vươn ra ngoài chậu và chúi hẳn xuống dưới thể hiện nguồn sống khắc nghiệt nhất. Trong tự nhiên những cây như thế này thường mọc ở những sườn núi, vách đá cheo leo, để sinh tồn cây đã phải nỗ lực sử dụng hết sức mình để những sợi rễ bám chắc vào đá. Phía trên là nắng, mưa, bão tố đổ xuống khiến cây rất khó khăn trong việc vươn lên, nhưng dù là thế cây vẫn xanh tốt. So với dáng nghiêng và hoành, cây dáng huyền có độ dẻo dai hơn hết vì độ dốc của chúng, vẻ ngoài mềm mại, dịu dàng, tươi trẻ song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
Một số cây được sử dụng để tạo dáng phổ biến
Cây Sanh
Chúng ta đã thấy rất nhiều cây sanh to, thậm chí là cây sanh cổ thụ với những cọng rễ to rũ xuống từ những tán cây phía trên. Ngoài việc để che mát, các cây sanh mini còn được các nghệ nhân bonsai chăm sóc uốn tạo chúng thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao. Tùy theo chiều cao từ 20cm cho đến 1m mà có thể trưng bày ở các bạn công đến nhà hàng hay quán café sân vườn, giúp không gian thêm tươi mát.
Cây Si
Si rất được phổ biến trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai, giống như Đa hay Sanh, trong tự nhiên cây Si cũng là loại cây có thân gỗ lớn, rễ to, sức sống dồi dào, tán rất to cho bóng mát rất đáng kể. Với hình thể to lớn, cây si thích hợp làm cây bonsai cỡ trung hoặc đại, rất ít người sử dụng làm cây bonsi mini để bàn. Tán lá rất to nên có thể tạo ra nhiều kiểu tán cây đa dạng tùy theo ý muốn. Cây si không kén đất trồng nên rất dễ chăm sóc.
Cây tùng bồng lai
Trong tự nhiên, chúng thường mọc ngay cả ở những vách đá cheo leo, với bộ rễ khỏe khoắn giúp cây tùng chịu được sức gió và khí hậu thiên nhiên nên còn có ý nghĩa trường thọ, sống lâu. Cành dẻo nên dùng kẽm uốn là có thể tạo các thế bonsai theo mong muốn, lá cây nhỏ mọc thành từng nhúm như đám mây rất thích hợp trong các phong cách tạo cây bonsai.
Cây mai vàng
Đối với mọi người, mai vàng đã đẹp khi chưa qua uốn nắn, qua tay các nghệ nhân bonsai lại cho ra đời các kiểu dáng cây mai thêm tuyệt vời. Với nhu cầu của người tiêu dùng lớn, trồng mai còn là một nghề có khả năng làm giàu cho đời sống. Khi tạo dáng bonsai, không ai có thể bỏ qua bộ rễ của chúng vì khi có thêm bộ rễ to trồi lên sẽ làm cây mai trông như quyền lực hơn, tăng thêm giá trị cho gia tinh thần cho gia chủ. Tuy nhiên rễ, cành mai rất giòn nên khi tạo dáng phải rất cẩn thận.
CÁCH TẠO DÁNG THẾ CÂY BONSAI CƠ BẢN
Có rất nhiều cách để chọn loại cây phù hợp làm cây bonsai tùy vào mục đích trang trí, thông thường với những người đam mê trồng cây cảnh sẽ áp dụng việc giâm cành hoặc chiết cành nhằm vừa chọn được giống cây mình ưa thích vừa có thể tự tay chăm sóc cây khi còn non. Ngoài ra còn cần phải duy trì sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, như vậy mới tạo ra được một cây cảnh đẹp như mong muốn.
Khi ta muốn trồng một cây bonsai để trang trí chúng ta cần tìm hiểu kỹ xem như thế nào mới là cây bonsai đẹp. Bonsai mang ý nghĩa là cây trồng trong bồn, chậu hay còn có thể gọi nó là phiên bản thu nhỏ của cây cổ thụ trong tự nhiên. Cây cổ thụ trong thiên nhiên là những cây có tuổi thọ lâu năm, sống rất khỏe mạnh, chịu qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn có thể đứng vững, chính điều này khiến những cây cổ thụ nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong phong thủy. Ngày nay con người rất quan tâm đến phong thủy trong nhà nên việc chọn cây trang trí rất quan trọng, cũng vì thế mà các dáng, thế cây bonsai dần trở nên đa dạng hơn.
Xem thêm Kỹ thuật trồng mai vàng , quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia
Một cây bonsai đẹp là cây phải có sự cân đối nhất định, 3 bộ phận cấu tạo nên sự cân đối này đó chính là rễ, thân, cành. Vì là phiên bản cây cổ thụ thu nhỏ nên ngoại trừ khác nhau về kích thước thì cây phải luôn có đặc điểm của cây cổ thụ, tính thẩm mỹ của cây cần có sự can thiệp và chăm sóc của con người thì mới đạt được. Các loại cây được chọn làm cây bonsai rất đa dạng, ngoại trừ phong thủy, còn có thể chọn cây theo tính thẩm mỹ của bản thân, kể cả những cây ăn quả khi qua tay các nghệ nhân bonsai cũng sẽ được thu nhỏ.
Bộ phận nào của cây được sử dụng để uốn tỉa
Rễ cây: là phần gây ấn tượng mạnh nhất cho người xem, ở tự nhiên những cây cổ thụ lâu năm vì sự sống chúng cần phải sinh ra nhiều rễ hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng, những phần rễ già để tiếp tục hấp thụ dưỡng chất thì chúng cần phải phát triển to hơn. Ở một vài trường hợp rễ sẽ phát triển thành những hình thù kì quái, trồi lên mặt đất thể hiện sự to khỏe và sức sống dồi dào. Với cây cảnh bonsai, bộ rễ đẹp là rễ có sự lan tỏa ra xung quanh và không chồng chéo lên nhau hay mọc lung tung.
Thân cây: một thân cây đẹp là phải có kích thước giảm dần từ gốc đến ngọn, vì đã có gốc làm điểm nhấn nên thân cây phải thon gọn hơn. Tuy nhiên vì kích thước thon gọn nên có nhiệm vụ làm nét chính tạo nên dáng cây. Các thế cây phụ thuộc nhiều vào thân cây, con người thường sử dụng các phương pháp khác nhau để uốn nắn thân cây theo những đường cong đa dạng. Thân tạo nên dáng cây và vỏ làm nên thẩm mỹ của cây, có những cây có vỏ xù xì nhìn già dặn tạo nên tuổi tác của cây và làm giá trị tăng cao.
Cành cây: cành của cây góp phần tạo nên bộ tán của cây, bình thường các cành cây sẽ mọc lung tung, không theo như ý muốn nên những người chăm cây sẽ cắt tỉa cành để chúng có thể mọc theo hướng bậc thang hoặc xoắn ốc. Những cành mọc gần gốc sẽ to hơn nên thường người ta sẽ không để cành mọc phía dưới mà dồn lên phía trên để ở phía dưới dễ dàng tạo dáng thân cây
Xem thêm Cách cách chăm mai ngày tết của người Việt
Cách tạo dáng cây cảnh
Uốn bằng dây kẽm là cách sử dụng phổ biến nhất, dùng dây kẽm quấn vào bộ phận cần uốn để sửa. Chúng ta có thể uốn thân và cành. Dụng cụ cần sử dụng là dây kẽm và kéo cắt tỉa cây, dây kẽm có thể tìm mua ở các cửa hàng phụ tùng hoặc tốt nhất chúng ta nên đến cửa hàng cây cảnh. Có những loại dây kẽm được bọc bởi vải giúp cây không bị bỏng bởi ánh nắng mặt trời chiếu vào nhưng lại dễ bị nấm mốc ở những nơi nhiều mưa. Chú ý không nên dùng dây sắt vì dễ gỉ sét sẽ phản ứng với nhựa cây làm chết cây.
Với phần rễ, một vài người muốn bộ rễ trồi lên tăng thêm sự già dặn thì lúc chúng ta sang chậu mới cho cây thì dùng dây cố định cây ở trên bề mặt chậu rồi bắt đầu uốn các cành, nhánh. Chúng ta moi những rễ chính trồi lên mặt đất, cắt bỏ những rễ con không cần thiết để tập trung nuôi rễ chính. Dùng kẽm chôn một đầu vào trong gốc rồi uốn rễ lan tỏa ra xung quanh sau đó mới lấp đất lại.
Đầu tiên trước khi uốn chúng ta cần cắt tỉa hết lá trên cành và cắt đi những cành không cần thiết, gây mất thẩm mỹ. Theo thứ tự chúng ta uốn từ thân, cành lớn đến cành nhỏ, ta cắm một đầu dây kẽm vào trong đất để cố định và uốn vòng từ dưới lên trên, không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng.
Đối với thân cây: dùng loại kẽm to cắm một đầu kẽm xuống đất và quấn quanh thân với một góc 45 độ từ gốc lên ngọn.
Đối với cành nhánh: tương tự như thân cây nhưng dùng loại kẽm nhỏ hơn, tuy nhiên chúng ta cần thử độ cong của cành trước. Mỗi loại cây đều có độ dẻo giòn khác nhau, nhất là đối với những cành chúng ta có ý muốn bẻ ngược lên thì phải thật cẩn thận. Nếu muốn quấn thêm vài vòng để chắc chắn hơn thì nên quấn sát dây đã quấn trước, không nên quấn chồng lên nhau.
Xem thêm Hướng dẫn kỹ thuật uốn tạo dáng mai vàng từ nhỏ đẹp nhất
Gỡ dây quấn: lúc quấn dây kẽm tạo dáng cho cây cần sự tỉ mỉ và cẩn thận và đến lúc gỡ dây quấn cần phải chú ý hơn, nếu sơ xuất sẽ dẫn đến cây bị dây kẽm hằn lên tạo thành sẹo, làm mất thẩm mĩ cho cây. Thời gian tháo dây còn tùy thuộc vào đó là loại cây gì, độ tuổi, kích thước các bộ phận của cây. Lúc tháo chúng ta sẽ tháo bắt đầu từ ngọn rồi đến gốc, ngược lại so với lúc quấn, đối với các cành nhỏ, giòn thì tốt nhất nên cắt dây thành từng đoạn nhỏ rồi gỡ ra, không lo sẽ hư hại đến cây.
Lưu ý: không nên quấn kẽm cho cây khi cây đnag ra lá non, nên quấn kĩ nơi cành chính có 2 nhánh con để không bị tét nhánh.
4 dáng cơ bản được sử dụng uốn cây cảnh
Dáng trực
Chưa nói đến phong cách trong bonsai thì trong tự nhiên đây là dáng hầu hết các loại cây đều có, tất cả đều vươn lên trời. Cây bonsai có dáng trực sẽ đứng thẳng 90 độ so với mặt đất, tán và nhánh được tỉa gọn gàng, ngay thẳng, tư thế hiên ngang bất khuất. Trong dáng trực còn được chia ra 3 loại trực phổ biến, mỗi loại đều có ý nghĩa khác nhau.
Dáng nghiêng
Là dáng cây có góc nhỏ hơn 90 độ, khoảng tầm 70 độ, ngoài thiên nhiên cây có thế nghiêng hầu như là do tác động bên ngoài. Dáng nghiêng thể hiện sự ảnh hưởng của khí hậu, gió mưa, bão bùng,.. Nhưng cây vẫn có sức sống dẻo dai mà vươn lên. Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, với thế nghiêng của cây nhìn thấy được sự mềm mại lại duyên dáng của một thiếu nữ.
Dáng hoành
Hoành là dáng có thân cây gần như song song với mặt đất, nhìn góc nghiêng gần 180 độ của cây ta có thể thấy ngoài tự nhiên chúng có điều kiện sống khắc nghiệt hơn dáng xiên. Chịu tác động nặng nề của thiên tai nhưng không đổ gục chết đi mà vẫn đâm chồi nảy lộc vươn ra xa tìm kiếm sự sống để một ngày chúng có thể vươn lên cao một lần nữa. Thế cây mang ý nghĩa ca ngợi những người có ý chí kiên cường, đầy nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.
Dáng huyền
Cây có dáng vươn ra ngoài chậu và chúi hẳn xuống dưới thể hiện nguồn sống khắc nghiệt nhất. Trong tự nhiên những cây như thế này thường mọc ở những sườn núi, vách đá cheo leo, để sinh tồn cây đã phải nỗ lực sử dụng hết sức mình để những sợi rễ bám chắc vào đá. Phía trên là nắng, mưa, bão tố đổ xuống khiến cây rất khó khăn trong việc vươn lên, nhưng dù là thế cây vẫn xanh tốt. So với dáng nghiêng và hoành, cây dáng huyền có độ dẻo dai hơn hết vì độ dốc của chúng, vẻ ngoài mềm mại, dịu dàng, tươi trẻ song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
Một số cây được sử dụng để tạo dáng phổ biến
Cây Sanh
Chúng ta đã thấy rất nhiều cây sanh to, thậm chí là cây sanh cổ thụ với những cọng rễ to rũ xuống từ những tán cây phía trên. Ngoài việc để che mát, các cây sanh mini còn được các nghệ nhân bonsai chăm sóc uốn tạo chúng thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao. Tùy theo chiều cao từ 20cm cho đến 1m mà có thể trưng bày ở các bạn công đến nhà hàng hay quán café sân vườn, giúp không gian thêm tươi mát.
Cây Si
Si rất được phổ biến trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai, giống như Đa hay Sanh, trong tự nhiên cây Si cũng là loại cây có thân gỗ lớn, rễ to, sức sống dồi dào, tán rất to cho bóng mát rất đáng kể. Với hình thể to lớn, cây si thích hợp làm cây bonsai cỡ trung hoặc đại, rất ít người sử dụng làm cây bonsi mini để bàn. Tán lá rất to nên có thể tạo ra nhiều kiểu tán cây đa dạng tùy theo ý muốn. Cây si không kén đất trồng nên rất dễ chăm sóc.
Cây tùng bồng lai
Trong tự nhiên, chúng thường mọc ngay cả ở những vách đá cheo leo, với bộ rễ khỏe khoắn giúp cây tùng chịu được sức gió và khí hậu thiên nhiên nên còn có ý nghĩa trường thọ, sống lâu. Cành dẻo nên dùng kẽm uốn là có thể tạo các thế bonsai theo mong muốn, lá cây nhỏ mọc thành từng nhúm như đám mây rất thích hợp trong các phong cách tạo cây bonsai.
Cây mai vàng
Đối với mọi người, mai vàng đã đẹp khi chưa qua uốn nắn, qua tay các nghệ nhân bonsai lại cho ra đời các kiểu dáng cây mai thêm tuyệt vời. Với nhu cầu của người tiêu dùng lớn, trồng mai còn là một nghề có khả năng làm giàu cho đời sống. Khi tạo dáng bonsai, không ai có thể bỏ qua bộ rễ của chúng vì khi có thêm bộ rễ to trồi lên sẽ làm cây mai trông như quyền lực hơn, tăng thêm giá trị cho gia tinh thần cho gia chủ. Tuy nhiên rễ, cành mai rất giòn nên khi tạo dáng phải rất cẩn thận.