Please or Register to create posts and topics.

Thông tin về cây hoa mai vàng và ý nghĩa của mai vàng trong Tết Cổ truyền Việt Nam

Từ ngàn xưa, người dân Nam bộ đã xem hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa mai vàng khoa sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh vượng. Vì lẽ đó hoa mai vàng luôn được ưa chuộng hơn

Hoa mai là loài hoa biểu tượng cho sự tốt lành

Thông tin của cây:

- Tên thông thường: hoa mai vàng, hoa mai

- Tên khoa học: Ochna integerrima

- Họ thực vật: Ochnaceae

- Nguồn gốc xuất xứ: các tỉnh miền Nam nước ta

Cách chọn một cây mai đẹp chưng Tết:

Chọn dáng cho mai:

Ai cũng biết cây không những đẹp ở hoa mà còn đẹp ở dáng, do đó, khi chọn ta nên chọn những cây có hình dáng cân đối, vỏ đen tự nhiên và không có đốm vảy, nấm mốc.

Nhánh mai phải vừa phải, đồng đều, không nên chọn những cây có nhiều hoa nhưng dáng suông thẳng, sẽ không mang lại quý phái.

Xem gốc mai:

Hoa mai tượng trưng cho điều gì

Hãy lắc nhẹ thân và gốc để kiểm tra độ chắc khỏe và cứng cáp của cây.

Lựa cây có nụ không héo, không rũ. Nếu có tình trạng đó chứng tỏ cây bị thiếu nước, đứt rễ hoặc nấm bệnh.

Phân bố hoa trên cây:

Sự phân bố hoa phải đều, nụ hoa đủ chắc, mẩy, kịp nở vào 3 ngày Tết, tốt nhất nên chọn những cây có hoa nở khoảng 30%.

Chọn lá mai:

Lộc đầu năm là phải có cả hoa lẫn lá,lá phải chọn màu xanh non hoặc đỏ tía, nhỏ thì giúp mang tới nhiều tài lộc cho gia đình.

Xem thêm kích nụ hoa mai như thế nào để hoa nở rộ vàng đều đúng ngày Tết

Không nên chọn cây nhiều nụ:

Hãy chọn những cây có hoa vừa phải, phân bố đều và đẹp, nhiều quá hay ít quá cũng sẽ khiến sự nuôi dưỡng cây không tốt, đặc biệt là trong điều kiện chưng bình.

Kỹ thuật uốn một cây mai vàng:

Phương pháp sử dụng dây chằng xoắn

Dây chằng là một loại dây đồng mảnh, thường có đường kính từ 1 - 1,5mm, sử dụng phổ biến để uốn tạo ra những cây mai đẹp nhất.

Trước tiên, ta dùng dây buộc 2 đầu vào những điểm cần uốn nắn như nhánh, rễ, cành hoặc những cái lỗ bên hông chậu, các đinh vít ở thân và móc.

Tiếp đó dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa của dây và bắt đầu xoay để xoắn, lưu ý các điểm uốn cần xích lại gần nhau hơn

Đối với những cành mai to, dễ gãy, bạn có thể xoắn từ từ mỗi ngày để tạo nên một dáng mai như ý.

Khi mai đã thành hình mong muốn, bạn chỉ việc cắt và tháo các đầu của dây ra là ok.

Phương pháp sử dụng nẹp uốn:

Tương tự như dùng dây chằng, nhưng thay vì dùng dây chằng, chúng ta sẽ sử dụng một thanh kim loại để siết chặt 2 đầu nẹp uốn lại.

Với những không gian chật hẹp thì phương pháp này tương đối bất tiện, có thể không sử dụng được.

Phương pháp khóa uốn cành:

Sử dụng một dụng cụ bằng kim loại có 2 răng để kẹp chặt vào các cành, sau đó dùng lực tác động để uốn cành vào những vị trí mình mong muốn.

Tiếp theo, ta dùng dây chằng để buộc và cố định vào, từ từ cành sẽ bắt đầu vào dáng.

Phương pháp nẹp ba chân

Với dụng cụ này, bạn chỉ móc hai chân của dụng cụ vào cành cố định, điều chỉnh ren của chân con lại đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa những cành muốn uốn.

Lưu ý khi sử dụng dụng cụ này, bạn cần lót thêm một miếng đệm cao su vào để không làm vỏ mai bị tróc ra.

Xem thêm Cách lựa chọn phân bón mai vàng sau tết và quy trình bón cho cây chắc khỏe

Làm sao cho thân mai mau lớn:

Trồng cây vào đất:

Thay vì trồng cây trong chậu, thì trồng cây thẳng xuống đất chắc chắn sẽ khiến thân mai phát triển nhanh hơn, không bị hạn chế bởi sự hẹp kín của những chậu cây.

Nuôi nhánh mồi:

Phần nhánh mồi này có tác dụng chính là làm thân cây to ra, khi thân ra đủ phát triển thì ta có thể cắt bỏ phần nhánh này.

Khi trồng, hãy để phần nhánh này được tự do, không phải cắt tỉa hay uốn gì hết.

Để dây quấn hằn vào thân:

Nếu dụng kĩ thuật này, người chơi cần nắm vững sinh lý và bệnh học của cây.

Cách sửa thân cây mai:

Phần thân là phần khó sửa nhất của cây, nó đòi hỏi bạn phải có dụng cụ cần thiết như nong sắt, nêm, cảo, dây kẽm và dây đồng…

Bạn phải hình dùng ra được thế uốn trước khi sửa, sau đó dùng nòng sắt uốn theo thế đã định, dùng kẽm buộc ép sát thân vào nòng dần từ gốc trở lên.

Trong quá trình uốn, bạn phải thật nhẹ nhàng vì thân rất ngắn và giòn, uốn từ từ qua nhiều ngày để cây thích ứng dần với hình dáng mới.

Bạn nên nhớ, giá trị của một cây mai bonsai phụ thuộc phần lớn vào cách tỉa mai ở phần thân đấy nhé.

Ý nghĩa của cây mai vàng:

ý nghĩa hoa mai vàng là tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý. Cây thường xuất hiện vào những dịp đầu năm mới với mong muốn có được những điều tốt lành, sự may mắn và tiền tài. Hình ảnh cành mài thể hiện sự vinh hoa phú quý, mang đến tài lộc cho gia chủ.

- Tượng trưng cho sự may mắn: tiêu chí hàng đầu khi mua mai vào ngày tết đó là mai phải nở đúng ngày, với mục đích chính là cầu may, cầu sự may mắn vào những ngày đầu năm.

- Tượng trưng cho sức khỏe: hình ảnh cây Mai ngày xưa rất hiên ngang, oai vệ, lại nằm trong bộ tranh “tùng, cúc. Trúc, mai”, do đó tượng trưng cho sức khỏe của mỗi người trong gia đình.

- Ngày nay, hoa mai đã có thể trồng quanh năm, phục vụ tốt cho những người có nhu cầu chơi mai, tuy nhiên giá trị và ý nghĩa của nó vẫn không hề thay đổi.